Lên ngôi Thiên hoàng Thiên_hoàng_Murakami

Ngày 16 tháng 5 năm 946, Thiên hoàng Suzaku thoái vị và em trai mình, thân vương Nariakira tiếp chiếu lên ngôi vua[6].

Ngày 31 tháng 5 năm 946, Thiên hoàng Murakami chính thức đăng quang, lấy lại niên hiệu của anh làm thành Tengyō (938-947) nguyên niên.

Thiên hoàng lên ngôi, ông vẫn duy trì người chú của mình là Fujiwara no Tadahira làm Nhiếp chính (Sessho). Sau khi người chú qua đời năm 949, ông trực tiếp nắm quyền hành nước Nhật.[7] Thiên hoàng đề cử hai anh em họ Fujiwara là Fujiwara no Saneyori và Fujiwara no Morosuke làm Đại thần (Tả và Hữu) giúp việc cho Thiên hoàng.

Dưới thời Murakami, văn hóa Heian phát triển rất mạnh. Thiên hoàng là một người thổi sáo và biết đánh đàn tỳ bà (biwa) tuyệt vời.

Năm 951, Thiên hoàng cử 5 người biên soạn quyển Gosen Wakashū (Hậu soạn Hòa ca tập), thi tuyển thứ 2 trong 21 chokusenshū ("sắc soạn tập", tức các thi tập được soạn theo sắc lệnh triều đình) sau Kokin Wakashū (Cổ kim Hòa ca tập). Quyển này nguyên là một tuyển tập thơ do 5 nhà thơ Ōnakatomi no Yoshinobu (大中臣能宣, (921-991), Minamoto no Shitagō (源順, 911-983), Kiyohara no Motosuke (清原元輔, 908-990), Sakanoue no Mochiki (坂上望城, ? - ?) và Ki no Tokibumi (紀時文, 922-996) soạn theo lệnh của Thiên hoàng. Quyển này tập hợp 1.426 bài thơ được chia thành 20 phần (hay quyển)

Tháng 10 năm 960, cung điện hoàng gia ở kinh đô bị cháy rụi kể từ khi dời đô từ Nara về đến Heian-kyo trong năm 794[8].

Ngày 5 tháng 7 năm 967, Thiên hoàng Murakami băng hà ở tuổi 42. Kế nhiệm là Thân vương Norihira (憲平親王) (950-1011) (con trai thứ hai của Murakami), về sau lên ngôi hiệu là Thiên hoàng Reizei

Kugyō (Công khanh)

Nengō (Niên hiệu)

  • Tengyō (938-947)
  • Tenryaku (947-957)
  • Tentoku (957-961)
  • Owa (961-964)
  • Koho (964-968)